Với sự ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid, hàng ngàn doanh nghiệp đã và đang đối mặt với nguy cơ phá sản. Nhu cầu, thói quen khách hàng thay đổi với tốc độ chóng mặt khiến cho nhiều sản phẩm bị lãng quên. Đó là khi ta cần đến cách tăng nhận diện thương hiệu vừa hợp tình, vừa hợp lý. Đừng bỏ qua bài viết này để biết được 8 cách làm hiệu quả nhất hiện nay nhé!
Trước khi vào phần chính chúng ta cần có một mindset chung về thương hiệu và nhận diện thương hiệu.
Mục lục
- Vậy Brand hay “Thương hiệu” là gì?
- Vậy còn “Nhận diện thương hiệu” là gì?
- Bí quyết tăng tốc nhận diện thương hiệu từ Rodi
- Các cách tăng nhận diện thương hiệu tốt nhất mùa Covid
- 1. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đúng chuẩn
- Tổng quan về thương hiệu bao gồm cả lịch sử, tầm nhìn và cá tính
- Thông số kỹ thuật logo và cách sử dụng logo
- Bảng chữ
- Bảng màu
- Thông số kỹ thuật sử dụng hình ảnh bao gồm cả phong cách chụp ảnh
- Thiết kế giấy viết thư và namecard
- Tiêu đề thư
- Phong bì thư
- Hóa đơn
- Bố trí thiết kế và lưới cho in ấn và các dự án web
- Tài liệu hướng dẫn
- Thông số kỹ thuật cho các biển báo và quảng cáo ngoài trời
- Phong cách viết văn bản và giọng văn
- Hướng dẫn phương tiện truyền thông đa phương tiện
- Ví dụ trực quan để hỗ trợ từng quy tắc (cung cấp các ví dụ về sử dụng thích hợp và không thích hợp cho rõ ràng)
- Đồng phục nhân viên
- 2. Xây dựng website
- 3. SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
- Sự khác biệt về xây dựng thương hiệu trong mùa Covid là gì?
- 4. Sử dụng mạng xã hội để tăng nhận diện thương hiệu
- 5. Khuyến mãi thông minh theo hướng cá nhân hóa (quà tặng, giảm giá, thẻ tích điểm,…)
- 6. Sử dụng công nghệ tiên tiến để tăng hiệu quả
- 7. Sử dụng Influencers/KOLs
- 8. Tổ chức các cuộc thi, sự kiện có trách nhiệm cộng đồng
- 9. Tạo các cuộc khảo sát
- 10. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
- Lời kết
Vậy Brand hay “Thương hiệu” là gì?

Thương hiệu thực chất là “hình ảnh của công ty” được hình thành nên trong tâm trí của khách hàng. Hình ảnh này không đơn thuần chỉ là slogan và màu sắc.
Nó phải diễn tả được giá trị cốt lõi phải nằm trong mỗi sản phẩm và mọi thứ thuộc về công ty.
Như vậy nói một cách ngắn gọn, nếu coi công ty/sản phẩm đó như một con người? Vậy thương hiệu chính là những đặc điểm tính cách mà khách hàng cảm nhận được từ của công ty/sản phẩm của bạn.
Vậy còn “Nhận diện thương hiệu” là gì?
Đừng nhầm lẫn với logo hay áo đồng phục công ty nhé, vì đó chỉ là một phần để làm nên bộ nhận diện thương hiệu. Nhận diện thương hiệu là:
“Một thuật ngữ Marketing dùng để chỉ mức độ nhận biết của khách hàng đối với công ty/sản phẩm theo tên của nó.”

Ví dụ, khi nhắc đến sản phẩm “trùm” của ngành công nghiệp nước ngọt, chúng ta thường nghĩ ngay đến Coca-Cola và Pepsi. Chắc chắn hiếm có ai mà chưa từng nhìn thấy quảng cáo của hai hãng “khủng” này. Ngay cả khi đã là hai hãng nước ngọt lớn nhất toàn cầu, họ vẫn không ngừng tạo ra chiến dịch quảng cáo để nâng tầm thương hiệu của mình. Điều đó chứng tỏ mức độ quan trọng của việc tìm cách tăng nhận diện thương hiệu.
Bí quyết tăng tốc nhận diện thương hiệu từ Rodi
Việc tăng nhận diện thương hiệu của bạn là bước đi chủ chốt để quảng bá sản phẩm và tăng doanh thu. Tuy vậy, không phải cứ chi cả núi tiền để chạy quảng cáo là có thể thành công.
Dưới đây, Rodi sẽ mách bạn 10 cách tăng tốc nhận diện thương hiệu trong thời gian ảnh hưởng mùa Covid.
Các cách tăng nhận diện thương hiệu tốt nhất mùa Covid
1. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đúng chuẩn
Để có thể tăng nhận diện thương hiệu, dĩ nhiên ta phải có bộ nhận diện thương hiệu. Bạn muốn khách hàng nhớ đến sản phẩm của bạn như thế nào? Là sản phẩm hữu ích, uy tín và thân thiện?
Hãy khẳng định điều đó với một bộ nhận diện phù hợp với tính cách của thương hiệu:
-
Tổng quan về thương hiệu bao gồm cả lịch sử, tầm nhìn và cá tính
Bán hàng đơn thuần không hiệu quả bằng việc bạn kể câu chuyện của mình qua sản phẩm. Khách hàng nhờ vậy mà cảm thấy đồng cảm với bạn hơn.
-
Thông số kỹ thuật logo và cách sử dụng logo
Logo thương hiệu giống như tên của chúng ta vậy. Logo là một dấu ấn đơn giản, dễ nhớ cho sản phẩm. Những sản phẩm lớn còn có thể khiến cho hàng triệu người muốn mặc lên mình biểu tượng logo thương hiệu. Điển hình là: Chanel, Gucci, Pepsi, Calvin Klein,…
-
Bảng chữ
Font chữ thực ra quan trọng hơn chúng ta tưởng rất nhiều! Nó còn có tác động lên não bộ và ảnh hưởng tới lựa chọn mua hàng của con người.
-
Bảng màu
Đảm bảo rằng màu sắc của bạn đang không trở lên lỗi thời. Và lưu ý độ phù hợp của màu sắc đối với sản phẩm. Ví dụ, vì màu đỏ và vàng có tác dụng kích thích sự thèm ăn nên nhiều brand ăn uống đã sử dụng. Điển hình đó là: KFC, Lotteria, McDonald’s,…
-
Thông số kỹ thuật sử dụng hình ảnh bao gồm cả phong cách chụp ảnh
Thường những sản phẩm thể hiện phong cách sống (lifestyle) sẽ sử dụng ảnh chụp nhiều hơn. Ví dụ như sữa Milo thường có những hình ảnh trẻ em thể hiện sự năng động, khỏe mạnh. Qua đó thương hiệu có thể gắn kết cảm xúc, gợi lên hành động của khách hàng.
-
Thiết kế giấy viết thư và namecard
Đây là cách nhân viên khẳng định tên tuổi của bản thân cũng như sản phẩm.
-
Tiêu đề thư
Hình ảnh thương hiệu cũng cần thể hiện ở tiêu đề thư.
-
Phong bì thư
Phong bì thư thiết kế dựa trên thương hiệu giúp cho doanh nghiệp bạn không trở nên “lu mờ” trong tâm trí khách hàng.
-
Hóa đơn
Đừng nghĩ hoá đơn thì không cần phải thể hiện “cá tính” nhé!
-
Bố trí thiết kế và lưới cho in ấn và các dự án web
Để đảm bảo thiết kế và in ấn không bị lỗi, chúng ta bắt buộc phải có phần này.
-
Tài liệu hướng dẫn
Với những sản phẩm có phần phức tạp hơn thì có tài liệu hướng dẫn riêng là điều cần thiết.
-
Thông số kỹ thuật cho các biển báo và quảng cáo ngoài trời
Cũng như in ấn, cả biển báo và quảng cáo ngoài trời cũng phải chuẩn về tỷ lệ và màu sắc.
-
Phong cách viết văn bản và giọng văn
Dựa vào sản phẩm và tính cách thương hiệu mong muốn, từ đó sẽ có phong cách diễn văn khác nhau.
-
Hướng dẫn phương tiện truyền thông đa phương tiện
Mỗi phương tiện truyền thông có đặc thù khác nhau mà chúng ta cần phải lưu ý.
-
Ví dụ trực quan để hỗ trợ từng quy tắc (cung cấp các ví dụ về sử dụng thích hợp và không thích hợp cho rõ ràng)
Có hình ảnh về ví dụ sử dụng sai sẽ ngăn ngừa tối đa những người đến sau sử dụng sai.
-
Đồng phục nhân viên
Hãy thể hiện sự tự hào về sản phẩm bằng cách khoác lên mình đồng phục! Tùy vào nhu cầu và đặc thù sản phẩm, bạn có thể thay đổi danh sách trên.
2. Xây dựng website

Bất cứ công ty chuyên nghiệp nào cùng cần phải có website. Website công ty là nơi để khách hàng tìm hiểu về công ty và sản phẩm của bạn. Việc doanh nghiệp không xây dựng website sẽ dễ khiến cho khách hàng nghi ngờ về độ đáng tin cậy của sản phẩm. Và khả năng cao họ sẽ “một đi không trở lại” và bạn sẽ mất đi rất nhiều cơ hội.
Xong câu chuyện có website, bạn còn phải lưu ý điều gì? Đó là việc website bạn nhìn có thẩm mỹ đẹp và trendy hay không. Tốt nhất bạn nên tìm đến một đơn vị làm website chuyên nghiệp để làm điều này. Bạn sẽ vừa tiết kiệm nhiều thời gian, vừa tiết kiệm chi phí và thương hiệu của bạn sẽ được khẳng định.
Vào thời điểm căng thẳng hiện nay, trang web của bạn đồng thời nên cập nhật tin tức về dịch bệnh. Nếu như không làm vậy, khách hàng dễ dàng bỏ quên thương hiệu của bạn. Lý do là vì tất cả chúng ta đều đang trong trạng thái lo sợ cho sức khoẻ và tính mạng của mình. Sẽ ít người quan tâm đến việc bạn ra sản phẩm mới mà không có tí liên kết gì với dịch Covid-19.
Có nhiều công ty đã tận dụng tuyệt vời cách tăng nhận diện thương hiệu như:
-
Apple

Thương hiệu Apple thông minh khi bán hàng bằng cách… không bán hàng. Thay vì cố gắng nói về những con số kỹ thuật không mấy người hiểu, Apple đang khẳng định tính cách của mình chủ yếu bằng hình ảnh và content ít chữ nhưng vẫn “chất”.
Phần lớn khách hàng sẽ không bỏ thời gian để đọc một lô tài liệu về thông số kỹ thuật điện tử. Hầu hết chúng ta quá lười để đi tìm kiếm và so sánh tất cả sản phẩm có trên thị trường. Đó cũng chính là điều mọi doanh nghiệp cần lưu ý sau khi đã có sản phẩm. Học hỏi từ hãng hiệu hàng đầu thế giới, ta có thể thấy rằng website của Apple đang khẳng định tính cách thương hiệu. Bằng cách này, khách hàng cảm thấy họ đang không chỉ mua sản phẩm đơn thuần, mà là mua cả cảm giác “sang chảnh” và được thể hiện bản thân.
Tóm lại, làm Marketing không nên chỉ cố bán được hàng, thay vào đó hãy “bán” thương hiệu.
Trong mùa dịch, Apple cũng liên tục cập nhật các thông tin hữu ích về Covid-19:

-
PayPal

PayPal là công ty chuyên về thanh toán online uy tín trên toàn cầu. Để tăng nhận diện thương hiệu, PayPal cũng tối ưu content trên website của mình.
PayPal đã nói hộ tâm tư nguyện vọng của khách hàng. Đó chính là thích mua sắm, thích sự tiện lợi, nhanh gọn. Ngoài sản phẩm tốt, PayPal cũng thành công trong việc khẳng định tên tuổi của mình trong làng thương mại điện tử.

Tóm lại, để khách hàng nhớ và tin bạn nhiều hơn, hãy mang tính nhân văn vào trong website của mình. Cụ thể trong thời gian này là đem lại thông tin hữu ích cho khách hàng về dịch bệnh Covid.
3. SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Người làm Marketing chắc hẳn đã nghe thuật ngữ này rất nhiều lần. SEO là viết tắt của Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đó là tổng hợp tất cả các phương pháp để nâng thứ hạng trang của bạn lên vị trí cao nhất trên trang kết quả tìm kiếm. Kể đến có các trang phổ biến nhất là: Google, Bing, Yahoo. Hiện tại, hầu hết mọi người chủ yếu tập trung vào SEO trên Google.
Nhìn chung thì phương pháp SEO có thể chia làm 2 dạng: SEO onpage và SEO offpage:
- SEO onpage: tối ưu hoá trên các trang website thuộc về công ty
- SEO offpage: tối ưu hoá trên các trang khác và liên kết bằng cách trỏ về trang của mình thông qua backlink
Ưu điểm của SEO là tiết kiệm chi phí mà vẫn có nhiều khả năng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng.
Khi bạn đã lựa chọn được phương thức phù hợp để làm cách tăng nhận diện thương hiệu là lúc bạn chú ý về xây dựng content.

Dù là content ở kênh truyền thông nào, hãy đặt trải nghiệm khách hàng lên đầu. Đây là lúc bạn đem đến cho khách hàng “sản phẩm 0 đồng” có giá trị lớn, trước khi họ có thể đưa ra quyết định tìm hiểu sản phẩm của bạn. Content tốt là cơ hội để các marketer tạo cảm tình với người tiếp cận nó. Chính vì vậy, chúng ta có thể bỏ ra nhiều tiền để tạo quảng cáo khắp nơi nhưng nhiều người vẫn không muốn mua hàng. Đấy chính là khi chúng ta cần đánh giá lại hiệu quả về content của mình. Không phải tự nhiên mà câu khẩu hiệu “Content is King” lại được sử dụng rộng rãi như vậy đâu nhé!
Sự khác biệt về xây dựng thương hiệu trong mùa Covid là gì?
Đây là thời điểm xuất hiện rất nhiều thông tin nhiễu. Quan tâm hàng đầu của xã hội là tình hình dịch bệnh. Cũng có những thành phần vì thích chú ý trên mạng xã hội mà thích “giật tít”, tung tin giả. Lúc này, mọi người cần nhất những trang đưa tin uy tín. Đây chính là lúc bạn trở thành nhà cung cấp những thông tin hữu ích xung quanh vấn đề virus Corona và cách bảo vệ sức khoẻ.
Một số dạng content liên quan đến dịch Covid doanh nghiệp có thể viết:
-
Châm biếm, hài hước
Con người luôn cần một chút tiếng cười trong sự “bế tắc”. Bạn có thể tự sáng tạo content hài hước giữa mùa dịch hoặc trích nguồn từ những bài chất lượng. Nhưng doanh nghiệp hãy đùa vừa phải, đúng thời điểm để không vô tình trở thành nhân vật “kém duyên” nhé!

-
Ưu đãi đặc biệt mùa Covid
Khách hàng cần có sự an ủi và hỗ trợ nhiệt tình để có thể sống sót qua mùa dịch. Vậy hãy đứng lên làm “vị cứu tinh” và tặng cho khách hàng của mình nhiều ưu đãi!

-
Sống healthy, bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa dịch bệnh
“Tất tần tật” những gì liên quan đến việc phòng bệnh là điều xã hội đặc biệt quan tâm lúc này. Trước tiên, doanh nghiệp cũng phải cẩn thận tham khảo những tin tức chính thống để từ đó truyền thông đúng. Sau đó, lên content bổ ích cho khách hàng và lồng ghép thương hiệu vào.

-
Thông báo chính thức của Bộ Y Tế và trang tin tức chính thống
Để tránh khủng hoảng truyền thông, hãy chỉ trích nguồn tin từ các trang chính thống. Chỉ cần một lần đăng tin sai là có thể ảnh hưởng cực kỳ lớn đến sự uy tín của bạn đấy!

4. Sử dụng mạng xã hội để tăng nhận diện thương hiệu

Một sai lầm lớn mà nhiều doanh nghiệp đã gặp phải đó là chỉ chạy quảng cáo đơn thuần. Mặc dù cách này có thể khiến cho những doanh nghiệp ấy được nhiều người biết đến, nhưng vẫn chưa đủ. Mục tiêu của chúng ta là được mọi người biết đến, nhớ đến, và mua hàng. Và viễn cảnh lý tưởng chính là họ trở thành khách hàng thân thiết của bạn.
Vì vậy, hãy chú trọng khẳng định thương hiệu của bạn trên nền tảng này. Điển hình cho cách này chính là Durex. Khi nhắc đến content đỉnh cao, rất nhiều người sẽ không thể bỏ quên được hãng bao cao su “mặn mòi” này.

Nhờ vào cách tăng nhận diện thương hiệu hài hước của mình, Durex trở thành cái tên khiến mọi người không thể không cười khi nói đến. Bao cao su có thể là sản phẩm có phần “nhạy cảm” đối với người Việt Nam lớn tuổi. Nhưng Durex Vietnam đã táo bạo tôn vinh việc dùng nó theo hướng châm biếm trên mạng xã hội. Mạng xã hội là nơi nhiều khách hàng tiềm năng để sử dụng sản phẩm đặc thù này. Nhờ đó, Durex liên tục tạo các content viral phủ sóng Facebook khiến dân tình điên đảo.
Hiện nay, phương pháp quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội đang trở nên vô cùng phổ biến. Nếu bạn sử dụng cách này một cách khéo léo, bạn sẽ khiến cho khách hàng muốn tương tác với bạn. Hơn nữa bạn sẽ tạo được mối quan hệ thân thiết với khách hàng.

Nhiều cái tên đã trở thành mạng xã hội nổi tiếng được nhiều người sử dụng là: Facebook, Twitter, Reddit, Quora,…
5. Khuyến mãi thông minh theo hướng cá nhân hóa (quà tặng, giảm giá, thẻ tích điểm,…)

Nghe có vẻ trừu tượng, nhưng thực chất khuyến mãi theo hướng cá nhân hoá chính là những ưu đãi dựa theo thói quen, hành vi tiêu dùng của khách hàng. Để theo dõi được việc khách hàng ưa thích những sản phẩm nào nhất, hiện nay đã có phần mềm CRM – Phần mềm quản trị quan hệ khách hàng. Bằng cách sử dụng phần mềm đo đếm và đánh giá hiệu quả tiên tiến, bạn có thể tạo ưu đãi đánh trúng tâm lý của khách hàng. Từ đó doanh thu của công ty bạn có thể sẽ tăng lên nhanh chóng.

Để trở nên nổi bật, có hàng ngàn các doanh nghiệp liên tục có ưu đãi ví dụ như:
- VinID
- ToCoToCo Tea
- Lotteria
- Shopee
- …
Ưu đãi là phương thức vô cùng hiệu quả để thu hút được nhiều khách hàng. Tặng quà, giảm giá hay những combo hấp dẫn để chúng ta có thể “ghi điểm” với công chúng. Cách này không những giúp công ty thu hút nhiều khách hàng mục tiêu mà còn duy trì được các khách hàng thân thiết. Hãy tính toán chi phí và cách làm hợp lý để đảm bảo ưu đãi đó sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho công ty.
6. Sử dụng công nghệ tiên tiến để tăng hiệu quả
Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, doanh nghiệp truyền thống sẽ dễ dàng bị lãng quên. Đừng mắc sai lầm từ chối thay đổi vì sẽ chẳng bao lâu, doanh nghiệp của bạn sẽ đi theo lối mòn ấy.
Lấy thương hiệu Karaoke Arirang làm ví dụ. Sản phẩm kỹ thuật của không bắt kịp với thời đại nên đã đi vào dĩ vãng. Đặc biệt, trong thời đại mà Internet đang làm chủ.
Dưới đây là thực trạng doanh thu của Arirang (thuộc về Maseco):

Vậy là trong 2 năm vừa qua, ngành kinh doanh điện tử có doanh số tiêu thụ sụt giảm nhiều nhất trong năm qua. Dù có cố gắng duy trì thương hiệu bằng cách thay đổi sản phẩm, song doanh thu Arirang vẫn tụt dốc “không phanh”.
“Kết thúc năm 2018, tổng doanh thu của Maseco đạt 928 tỷ đồng, lỗ 164 tỷ đồng, hàng tồn kho điện tử lên đến 175 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2019, doanh thu thuần của Maseco chỉ đạt 127 tỷ đồng, giảm đến 81% so với cùng kỳ 2018. Giá vốn bán hàng cao hơn doanh thu, cụ thể giá vốn là 162 tỷ đồng, khiến lợi nhuận gộp của Maseco âm 34 tỷ đồng, gấp đôi mức lỗ nửa đầu năm 2018. Nửa đầu năm 2018, doanh thu của hãng này lên đến 683 tỷ đồng, nhưng mức lỗ trước thuế cũng 17 tỷ đồng.” – Báo enternews.vn.
Vậy bài học về thương hiệu chúng ta có thể rút ra từ bằng chứng sống Arirang là gì?
Điều Arirang đã thất bại chính là đầu tư Marketing và PR sai cách. Trước đây, Arirang có chỗ đứng vững chắc trong thị trường điện tử. Tuy vậy, từ khi Internet phát triển mạnh, Arirang trở nên lu mờ trong mắt khách hàng một cách rất đáng tiếc.
Đó là một câu chuyện để lại nhiều tiếc nuối, song chúng ta có thể rút kinh nghiệm từ Arirang đó là phải cập nhật xu hướng liên tục. Hiện nay, có nhiều giải pháp giúp sản phẩm bạn trở nên nổi trội:
- Phần mềm CRM
- Làm website chuyên nghiệp, trendy
Điểm tuyệt vời ở những giải pháp này đó là không tốn nhiều chi phí. Thứ hai, bạn dễ dàng tương tác với khách hàng cũng như triển khai kế hoạch truyền thông. Tất cả sẽ đều ở trên một nền tảng. Khi đã học được cách tận dụng tối ưu, doanh thu bạn sẽ đi lên nhanh chóng.
7. Sử dụng Influencers/KOLs

Tâm lý con người thường chú ý đến những sản phẩm có người nổi tiếng nói về hơn. Chính vì vậy mà rất nhiều doanh nghiệp đã hợp tác với các Influencers/KOLs.

Ví dụ về việc sử dụng Influencers/KOLs tốt:
- Hãng hiệu thời trang Canifa: sử dụng couple nghệ sĩ nổi tiếng Ông Cao Thắng và Đông Nhi

- Hãng giày Bitis: sử dụng nghệ sĩ được lòng giới trẻ, Soobin

8. Tổ chức các cuộc thi, sự kiện có trách nhiệm cộng đồng

Những sự kiện đem đến giá trị tích cực cho cộng đồng là điểm cộng lớn cho doanh nghiệp.

Bạn có thể tổ chức các sự kiện lớn nhỏ tùy vào budget của mình. Hãy khéo léo lồng ghép đưa sản phẩm của mình vào sự kiện của bạn. Với cách tăng nhận diện thương hiệu này, bạn sẽ phải bỏ ra khá nhiều công sức và chi phí, nhưng hiệu quả đem lại cũng có thể rất tuyệt vời.
9. Tạo các cuộc khảo sát

Tạo khảo sát là phương thức đơn giản đem lại nhiều lợi ích. Bạn có thể vừa hiểu được nhu cầu, sở thích của khách hàng, vừa gián tiếp quảng cáo sản phẩm. Khách hàng thường dễ nhận lời mời làm khảo sát hơn khi có quà tặng kèm.
10. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Người quyết định kế hoạch Truyền thông – Marketing của bạn có hiệu quả không chính là khách hàng. Dù bạn có nghĩ bạn làm tốt đến đâu, người đem lại thành công cho bạn vẫn là người mua.

Vì thế điều chúng ta cần lưu ý là gì? Hãy cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng.
Đặt nhiều vấn đề như: Khách hàng muốn gì trong mùa dịch? Khách hàng có những thói quen gì khác biệt trong mùa dịch? Sản phẩm nào được ưa chuộng nhiều hơn?
Tất cả những câu hỏi như vậy thì rất khó để con người tự trả lời. Vì thế, cách thông minh để tiết kiệm thời gian mà lại chính xác hơn cả là số hoá. Công nghệ chính là thứ có thể biến những câu hỏi như trên trở thành câu trả lời của bạn.
Với phần mềm CRM – Quản trị khách hàng chuyên nghiệp, bạn sẽ được tính toán thói quen của khách hàng của bạn. Thay vì sử dụng cách tự tính, bạn còn nhận được cái nhìn trực diện về hiệu quả bán hàng.
Lời kết
Và đó là 10 cách tăng tốc nhận diện thương hiệu đã được chứng minh hiệu quả mà bạn có thể áp dụng trong Covid-19. Rodi hy vọng bạn sẽ thấy bài viết này hữu ích. Đâu là phương pháp bạn thích nhất? Hãy đưa ra lựa chọn thông minh trong việc áp dụng các cách tăng nhận diện thương hiệu để thúc đẩy doanh thu. Chúc bạn thành công và vượt qua mùa Covid này!